Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010
Thu, hát cho người
Tác giả:
Nhạc sỹ Vũ Đức Sao Biển
Hoàn cảnh sáng tác:
Theo lời của chính tác giả trong chương trình "Gặp gỡ cuối tuần" phát trên HTV7 trưa ngày 24/01/2010 thì đó là những tình cảm trong sáng của chính tác giả với một người con gái cùng quê Quảng Nam. Sau một thời gian xa cách, khi trở về, cô gái ngày xưa giờ có lẽ đã có một bến bờ khác. Một mình lang thang lên đồi sim tím, nơi đã từng gắn bó với mối tình ngày xưa, cảm xúc chợt ùa về và "Thu, hát cho người" ra đời trong hoàn cảnh ấy.
Còn theo một website: (http://www.xuquang.com/cms/index.php?option=com_content&task=view&id=406&Itemid=48)
“Thu, Hát Cho Người” là tên một bản nhạc của Vũ Đức Sao Biển. Nhạc phẩm được trình làng khoảng thập niên sáu mươi và đã được nhiều người yêu thích, lời bản nhạc như sau:
Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt,
Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa.
Hoàng Hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
Về đồi sim ta nhớ người vô bờ.
Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó,
Đểù hái dâng người một đoá đẫm tương tư,
Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió.
Sóng lênh lang hồn ta khóc bao giờ.
Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương,
Trong mênh mông chiều sương,
Giữa thu vàng bên đồi sim trái chín,
Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay.”
Thu là mùa Thu, một trong bốn mùa của thời tiết đất trời. Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Thu có lá vàng bay, có gió heo may hiu hắt thổi về lạnh lạnh khiến người có tâm hồn nghệ sĩ dễ cảm hoài, nhất là nhà thơ, nhà văn hay nhạc sĩ. Nguyễn Khuyến có bài thơ Thu Điếu, Tản Đà có Cảm Thu, Tiễn Thu, Lư Trọng Lư có Tiếng Thu, và nhiều tác giả nữa…như tôi cũng có bài Thu Thảo, là cỏ mùa thu, hay tên một người, bài thơ viết về một tình yêu đơn phương, tình tuyệt vọng. Lời bình của nhà nghiên cứu văn học Trần Văn Nam trong tập “Trong Dòng Cảm Thức Văn Học Miền Nam, Phân Định Thi Ca Hải Ngoại”, tác giả xuất bản 2006, “Thơ Trần Yên Hoà, trong bài Thu Thảo, nghiêng về giải đáp muốn vượt qua thơ lãng mạn tình yêu, để hướng về thơ diệu vợi, bởi từ ngữ “em” không phải chỉ về người mà chỉ về thiên nhiên: mùa thu được nhân cách hóa thành người em hương sắc” (trang521, sđd):
”Thu đang đến nghĩa là em đang đến
Bước chân em xao động cả san hà.
Ta một mình ôm gối mộng tình ta
Ta khốn khổ bơ vơ nhìn lá chết.”
Nhưng "Thu, Hát Cho Người" là bài hát viết về một người con gái có tên Thu. Cô gái đã làm trái tim hai chàng nhạc sĩ quê Quảng Nam điêu đứng, đó là Vũ Đức Sao Biển và Đynh Trầm Ca.
Cô Thu, lúc đó, khoảng thập niên sáu mươi, tuổi mới mười tám đôi mươi, là nữ sinh trường Trung Học Tiểu La, Thăng Bình, Quảng Nam (Quảng Tín cũ). Cô có mái tóc dài, khuôn mặt trái soan, làn da trắng hồng. Hai chàng nhà thơ này là những học trò chân đất, nhìn người đẹp rồi mơ mộng yêu đương và về nhà làm thơ viết nhạc. Đynh Trầm Ca có nhiều bài thơ cho Thu và Vũ Đức Sao Biễn có Thu, Hát Cho Người. Nhưng đó là mối tình lãng mạn, tình yêu trong mộng tưởng. Nàng Thu lấy chồng sớm, một chàng trung úy pháo binh tên Trần Đình Ái, một pháo đội trưởng pháo binh (sau này lên đại úy), đẹp trai, hào hùng, oai ra phết.
Tôi quen anh chàng Ái trong những ngày hành quân ở sư đoàn 2 bộ binh, hành quân vùng Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, khoảng năm bảy ba. Đơn vị tôi là đơn vị bộ binh trấn đóng căn cứ hỏa lực Hoàng Oanh, Aí là sĩ quan pháo binh yểm trợ cho bộ binh hành quân. Tôi gặp và đã nói chuyện với Ái nhiều lần và biết anh là chồng của cô Thu, nhân vật nữ trong nhạc phẩm Thu, Hát Cho Người.
Khi cô Thu trong mộng của hai chàng nhạc sĩ đi lấy chồng, Đynh Trầm Ca có bài Ru Con Tình Cũ cũng rất hay, bản nhạc được ca sĩ Hà Thanh hát trên đài phát thanh Quân Đội, lúc đó tôi đang đi hành quân, trong một đêm dừng quân, nằm trên võng nghe nhạc phẩm này thật não lòng:
”Ôi ba năm qua rồi,
Đời chưa nguôi gió bão,
Người xa xôi phương nào,
Người oán trách gì không?
Thôi em ơi, em đừng hờn trách nữa,
Đời ta như rong rêu tội tình…”
Thế là nhân vật Thu được bước vào giai thoại của âm nhạc, mà Trần Quốc Bảo trong báo Nghệ Sĩ cách đây khá lâu đã đăng về mối tình tay ba này. Thật ra, đây chỉ là một mối tình tuyệt vọng cho cả hai nhạc sĩ. Có thể mối tình đó day dứt mãi hai chàng không thôi, ai cũng dành cho riêng mình cô Thu đó.
Sau này, Vũ Đức Sao Biển có thêm nhạc phẩm Thu Sài Gòn, những chắc Thu Sài Gòn không bằng Thu Quảng Nam dạo nọ. Đynh Trầm Ca thì có bài Sông Quê, cũng nhắc đến Thu:
Sóng đời cuồng trôi lỡ rồi sông bên đó
Nhà em cũng bỏ làng đi mãi không về
Mỗi ngày bên sông không còn em đi học
Ngọn gió reo buồn, buồn trong nhánh mù u.
Nhánh mù u con bướm vàng không đậu
Anh bao chiều về thơ thẩn qua sông
Sông quê trường làng con đò trên bến lỡ
Cũng vì em xa mà thành điệu nhớ xao lòng
Ơi con sông quê
Bao năm đã lỡ đã bồi
Đời biển dâu nên anh cũng dạt quê người
Chiếù nay bỗng nhớ cây mù u
Giòng sông vang bóng em chiều thu
Về đây mới biết
Bên sông không còn mái nhà ngày xưa…
Lời bài hát:
Thứ Tư, 20 tháng 1, 2010
Mưa rừng
Tác giả: Huỳnh Anh
Ở đây cần phân biệt giữa vở cải lương "Mưa rừng" của cặp soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng với bản tân nhạc cũng có tên "Mưa rừng" của nhạc sỹ Huỳnh Anh.
Khi một nhóm trong đoàn Thanh Minh-Thanh Nga, kể cả các soạn giả Nguyễn Phương, Hà Triều, Hoa Phượng, Kiên Giang Hà Huy Hà, đi tắm suối ở Tây Nguyên và phải trọ qua đêm trong một buôn bản vì mưa to. Giữa lúc nhậu nhẹt thâu đêm tại nhà ông chủ bản, làng với những điệu tình ca Radhê buồn da diết, thì từng tràng tiếng hú của người rừng trổi lên giữa cơn mưa bão càng làm rùng rợn thêm cảnh rừng khuya âm u. Tuồng “Mưa Rừng” nổi tiếng của Hà Triều, Hoa Phượng được hình thành dựa trên bối cảnh tiếng hú rừng khuya này.Tuồng cải lương thành công rực rỡ do Thanh Nga đóng. Sau đó 1 năm được chuyển thể sang phim.
Có một câu chuyện tình khác gắng liền với bài hát nổi tiếng: “Mưa rừng”, đó là những tình cảm rất đẹp, trong sáng giữa nhạc sĩ Huỳnh Anh và nữ hoàng sân khấu Thanh Nga
“Mưa rừng ơi! Mưa rừng!
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời,
Mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu….
Ca khúc “Mưa Rừng” là bài hát chính trong vở tuồng cùng tên của hai sọan giả Hà Triều & Hoa Phượng.Hai nhạc sĩ này đã nhờ nhạc sĩ Huỳnh Anh viết. Bản này đã được viết đặc biệt theo giọng Thanh Nga và tính toán rất kỷ những đoạn nào làm Thanh Nga phát huy hết khả năng cũng như để giảm thiểu những sở đoản của một nghệ sĩ cải lương khi hát tân nhạc. Nhạc sĩ Huỳnh Anh đã bỏ rất nhiều công sức cũng như thời gian để tập hát cho Thanh Nga, và bài này Thanh Nga hát rất thành công trên sân kấu cũng như trên đĩa nhựa, đài phát thanh. Bài hát này đã gắn liền tên tuổi của anh với người nữ nghệ sĩ khả ái trong suốt giai đoạn thành công của nó. Đây là một tuyệt chiêu, tận dụng tối đa phương pháp “đo ni đóng giày” và bà bầu Thơ đã làm sáng thêm bảng hiệu Thanh Minh Thanh Nga với thành công quá mức tưởng tượng. Chính Nhạc sĩ Huỳnh Anh cũng đã khiêm tốn xác nhận là vào năm 1961 anh được nổi tiếng thêm, nhứt là sau khi bản nhạc nầy được phát đi phát lại nhiều lần trên làn sóng của đài Phát Thanh Sài Gòn. Chính “Mưa Rừng” đã góp phần thành công cho Thanh Nga ở mặt tân nhạc và cũng chính bài hát nầy đã giúp cho thế đứng của Nhạc sĩ Huỳnh Anh càng thêm vững chắc và đưa ông vào lãnh vực viết nhạc cho điện ảnh với hai nhạc phẩm “Loan Mắt Nhung” trong phim cùng tên, và “Sa Mạc Tuổi Trẻ” trong “Điệu Ru Nước Mắt”.
Source: http://dienanh.net/forums/mua-rung-1962-t9607.html?s=1ade574e86795159c29f456bcd37e797&t=9607
Ở đây cần phân biệt giữa vở cải lương "Mưa rừng" của cặp soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng với bản tân nhạc cũng có tên "Mưa rừng" của nhạc sỹ Huỳnh Anh.
Khi một nhóm trong đoàn Thanh Minh-Thanh Nga, kể cả các soạn giả Nguyễn Phương, Hà Triều, Hoa Phượng, Kiên Giang Hà Huy Hà, đi tắm suối ở Tây Nguyên và phải trọ qua đêm trong một buôn bản vì mưa to. Giữa lúc nhậu nhẹt thâu đêm tại nhà ông chủ bản, làng với những điệu tình ca Radhê buồn da diết, thì từng tràng tiếng hú của người rừng trổi lên giữa cơn mưa bão càng làm rùng rợn thêm cảnh rừng khuya âm u. Tuồng “Mưa Rừng” nổi tiếng của Hà Triều, Hoa Phượng được hình thành dựa trên bối cảnh tiếng hú rừng khuya này.Tuồng cải lương thành công rực rỡ do Thanh Nga đóng. Sau đó 1 năm được chuyển thể sang phim.
Có một câu chuyện tình khác gắng liền với bài hát nổi tiếng: “Mưa rừng”, đó là những tình cảm rất đẹp, trong sáng giữa nhạc sĩ Huỳnh Anh và nữ hoàng sân khấu Thanh Nga
“Mưa rừng ơi! Mưa rừng!
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời,
Mưa sầu vì lòng người, duyên kiếp không lâu….
Ca khúc “Mưa Rừng” là bài hát chính trong vở tuồng cùng tên của hai sọan giả Hà Triều & Hoa Phượng.Hai nhạc sĩ này đã nhờ nhạc sĩ Huỳnh Anh viết. Bản này đã được viết đặc biệt theo giọng Thanh Nga và tính toán rất kỷ những đoạn nào làm Thanh Nga phát huy hết khả năng cũng như để giảm thiểu những sở đoản của một nghệ sĩ cải lương khi hát tân nhạc. Nhạc sĩ Huỳnh Anh đã bỏ rất nhiều công sức cũng như thời gian để tập hát cho Thanh Nga, và bài này Thanh Nga hát rất thành công trên sân kấu cũng như trên đĩa nhựa, đài phát thanh. Bài hát này đã gắn liền tên tuổi của anh với người nữ nghệ sĩ khả ái trong suốt giai đoạn thành công của nó. Đây là một tuyệt chiêu, tận dụng tối đa phương pháp “đo ni đóng giày” và bà bầu Thơ đã làm sáng thêm bảng hiệu Thanh Minh Thanh Nga với thành công quá mức tưởng tượng. Chính Nhạc sĩ Huỳnh Anh cũng đã khiêm tốn xác nhận là vào năm 1961 anh được nổi tiếng thêm, nhứt là sau khi bản nhạc nầy được phát đi phát lại nhiều lần trên làn sóng của đài Phát Thanh Sài Gòn. Chính “Mưa Rừng” đã góp phần thành công cho Thanh Nga ở mặt tân nhạc và cũng chính bài hát nầy đã giúp cho thế đứng của Nhạc sĩ Huỳnh Anh càng thêm vững chắc và đưa ông vào lãnh vực viết nhạc cho điện ảnh với hai nhạc phẩm “Loan Mắt Nhung” trong phim cùng tên, và “Sa Mạc Tuổi Trẻ” trong “Điệu Ru Nước Mắt”.
Source: http://dienanh.net/forums/mua-rung-1962-t9607.html?s=1ade574e86795159c29f456bcd37e797&t=9607
Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2010
Linh hồn tượng đá
Sáng tác:
Nhóm Lê Minh Bằng gồm Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng.
Hoàn cảnh ra đời:
Trong một chuyến đi chung đến Vũng Tàu năm 19XX, ba nhà nhạc sỹ đã gặp ba người đẹp có tên là Mai, Bích và Dung. Lấy cảm hứng từ chuyến đi này, nhóm Lê Minh Bằng đã cho ra đời một trong những nhạc phẩm bất hủ của dòng nhạc đại chúng thời đó. Đó cũng là lý do vì sao bản nhạc này còn được ký tên tác giả là Mai Bích Dung.
(Source: DVD 'Huyền thoại Lê Minh Bằng' của trung tâm ASIA)
Lời:
Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng
Ngồi bên nhau gọi tên nhau để rồi xa nhau
Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi hình hài một vài giờ vui
Tôi muốn nói lên trọn lời êm đềm
Kề vai em bằng con tim một người yêu em
Trưa nắng cháy sợ gió núi xô sóng khơi
Tan vỡ mau nên tôi nghẹn lời
Nên cuộc đời vạn phần lẻ loi
Em ơi, em ơi thời gian gần gũi
Nào được bao nhiêu
Nào khi rời gót lòng đầy cô liêu
Nên xa em rồi tôi nhớ em nhiều
Em ơi, em ơi thà không gặp gỡ
Thà đừng quen nhau
Đừng cho hình bóng, đừng nhìn nhau lâu
Tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau
Tôi đứng đó như hình một pho tượng
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai
Nhóm Lê Minh Bằng gồm Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng.
Hoàn cảnh ra đời:
Trong một chuyến đi chung đến Vũng Tàu năm 19XX, ba nhà nhạc sỹ đã gặp ba người đẹp có tên là Mai, Bích và Dung. Lấy cảm hứng từ chuyến đi này, nhóm Lê Minh Bằng đã cho ra đời một trong những nhạc phẩm bất hủ của dòng nhạc đại chúng thời đó. Đó cũng là lý do vì sao bản nhạc này còn được ký tên tác giả là Mai Bích Dung.
(Source: DVD 'Huyền thoại Lê Minh Bằng' của trung tâm ASIA)
Lời:
Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng
Ngồi bên nhau gọi tên nhau để rồi xa nhau
Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi hình hài một vài giờ vui
Tôi muốn nói lên trọn lời êm đềm
Kề vai em bằng con tim một người yêu em
Trưa nắng cháy sợ gió núi xô sóng khơi
Tan vỡ mau nên tôi nghẹn lời
Nên cuộc đời vạn phần lẻ loi
Em ơi, em ơi thời gian gần gũi
Nào được bao nhiêu
Nào khi rời gót lòng đầy cô liêu
Nên xa em rồi tôi nhớ em nhiều
Em ơi, em ơi thà không gặp gỡ
Thà đừng quen nhau
Đừng cho hình bóng, đừng nhìn nhau lâu
Tôi không ôm ấp kỷ niệm đớn đau
Tôi đứng đó như hình một pho tượng
Chờ ai đây đợi ai đây và tìm ai đây
Nghe nuối tiếc gào thét giữa muôn sóng khơi
Nghe trái tim rung lên bồi hồi
Mong gì gặp lại lần thứ hai
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)